Hotline 247
04 6662 6362
 
Hà Nội
0968 378 899
 
Hồ Chí Minh
01289 777 888

Tìm ra cách mới đo nồng độ protein phản ứng C trong máu giúp chẩn đoán, điều trị bệnh trầm cảm

BioMedia

Lần đầu tiên các bác sĩ có thể xác định được loại thuốc nào nào để kê toa chữa trị bệnh nhân mắc chứng trầm cảm qua một phương pháp y học mới vượt ra khỏi khuôn khổ thay vì chỉ dùng một số loại thuốc chống trầm cảm thường dùng trong y học.

Tiến sĩ Madhukar Trivedi, người đứng đầu cuộc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Trầm cảm Tây Nam UT cho biết họ đã phát hiện ra một công cụ mới giúp các bác sỹ có thể lựa chọn, tìm ra phương pháp chữa trị lâm sàng chuẩn xác, thiết thực hơn cho những người mắc chứng trầm cảm.

Tiến sĩ Trivedi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trầm cảm Tây Nam UT nói: “Hiện nay, việc lựa chọn thuốc điều trị chứng trầm cảm của chúng tôi không có gì vượt trội ngoài việc giá cả thuốc khá đắt” Vậy nên, đó là nguyên nhân tại sao chúng tôi tìm hiểu và phát hiện ra một phương pháp mới này để hỗ trợ công tác điều trị bệnh trầm cảm.

Nghiên cứu mới cho thấy việc đo nồng độ protein phản ứng C của bệnh nhân trầm cảm thông qua một phép thử máu đơn giản trên ngón tay có thể giúp các bác sỹ kê toa thuốc điều trị khả quan hơn. Việc sử dụng xét nghiệm này trong các cuộc khám bệnh lâm sàng hứa hẹn tăng tỉ lệ thành công phát hiện cũng như kê thuốc điều trị hiệu quả hơn cho những người mắc bệnh trầm cảm.

Một cuộc nghiên cứu quốc gia lớn (STAR * D) do Tiến sĩ Trivedi dẫn đầu cách đây hơn 10 năm trước đã cho thấy sự phổ biến của vấn đề: Khoảng 1/3 bệnh nhân trầm cảm không hề cải thiện sau khi dùng những đợt thuốc đầu tiên và có tới 40% đã phải ngừng sử dụng các thuốc chống suy nhược trong vòng ba tháng.

Một nghiên cứu mới của Tiến sĩ Trivedi (ngoài cùng) cho thấy việc đo nồng độ Protein phản ứng C trong máu giúp chẩn đoán, kê thuốc điều trị bệnh trầm cảm. Nguồn ảnh: Trung tâm Tây Nam UT.

Tiến sĩ Trivedi cho biết: "Kết quả này xảy ra là do chính bệnh nhân đã bỏ cuộc, nghiên cứu quốc gia này trước đây lập ra các hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân trầm cảm. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp hướng dẫn điều trị gắn liền với xét nghiệm máu thì kết quả điều trị sẽ có kết quả cải thiện hơn, bệnh nhân có động lực và dễ dàng gắn bó với việc điều trị lâu dài để có kết quả tốt hơn”.

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên Tạp chí Psychoneuroendocrinology đã đo tỷ lệ tử vong ở hơn 100 bệnh nhân trầm cảm sau khi kê đơn thuốc escitalopram đơn thuần hoặc thuốc escitalopram cộng với bupropion. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa nồng độ Protein phản ứng C trong máu với các loại thuốc  sử dụng và các triệu chứng biểu hiện của họ. Kết quả được thống kê như sau:

Đối với bệnh nhân có nồng độ Protein phản ứng C trong máu dưới 1 miligam / lít, chỉ dùng riêng thuốc escitalopram thì có hiệu quả hơn: giảm tỷ lệ tử vong  xuống 57% so với với dưới 30% đối với  các loại thuốc kia.

Đối với bệnh nhân có nồng độ nồng độ Protein phản ứng C trong máu cao hơn thì sử dụng hai loại thuốc escitalopram và bupropion có xu hướng phát huy tác dụng mạnh mẽ, hiệu quả hơn: tỷ lệ tử vong giảm tới 51% so với 33% nếu chỉ sử dụng thuốc escitalopram đơn thuần.

Tiến sĩ Trivedi lưu ý rằng kết quả này có thể dễ dàng áp dụng cho các thuốc chống trầm cảm thông thường khác.

Ông nói: "Phát hiện này cung cấp bằng chứng cho thấy xét nghiệm sinh học có thể được sử dụng trong thực hành lâm sàng với các loại thuốc điều trị kết hợp”.

Tiến sĩ Trivedi xác định nồng độ Protein phản ứng C trong máu như là một dấu hiệu tiềm năng cho các phương pháp điều trị trầm cảm mới bởi vì nó đã được xác định như một yếu tố sinh học hiệu quả, tìm năng dùng để kiểm soát, phát hiện cũng như chữa trị các căn bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn mãn tính trước đó.

Tiến sĩ Trivedi cho biết cũng từng có một nghiên cứu trước đây đã xác định loại Protein phản ứng C trong máu như là một chất có thể chống trầm cảm ở mức cao gấp ba đến năm lần so với nghiên cứu gần đây nhất của chúng tôi và quan điểm của chúng tôi là bạn không cần phải chờ đến những triệu chứng nhiễm bệnh ở mức độ quá cao mới phát hiện ra căn bệnh trầm cảm”.

Bước tiếp theo là nhóm đang tiến hàng nghiên cứu chuyên sâu hơn xác định vai trò của Protein phản ứng C trong máu với các thuốc chống trầm cảm khác. Và phải tìm ra cách thế nào đó để xác định việc không có mặt của loại Protein này thì việc chữa trị trầm cảm sẽ không hề hiệu quả.

Tiến sĩ Trivedi cho biết nghiên cứu này có thể là tiền đề quan trọng để tiến hành các cuộc xét nghiệm sinh học bổ sung hữu ích trong lĩnh vực y học tương lai.

Hiện tại, nhiều bệnh nhân, các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe, các nhà y học vẫn đang tìm kiếm các dấu hiệu sinh học đặc thù chủ chốt liên quan tới căn bệnh này. Nếu không giải quyết được bài toán này thì các phương pháp điều trị trầm cảm bằng thuốc như thông thường sẽ không hề đủ và hiệu quả. Tiến sĩ Trivedi nói.

Toàn bộ dữ liệu của cuộc nghiên cứu trên đã được thử nghiệm tại Viện CO-MED do Viện Y tế Tâm thần Quốc gia tài trợ. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đã được thông qua tại Trung tâm Nghiên cứu Trầm cảm Tây Nam UT và Quỹ Hersh.

Cuộc nghiên cứu này có sự giam gia bởi các nhà khoa học khác có thể kể đến như: Tiến sĩ Manish Jha, Tiến sĩ Abu Taher Minhajuddin, Tiến sĩ Bharathi Gadad, Tiến sĩ Tracy Greer, Bruce Grannemann, Tiến sĩ Abigail Soyombo và Taryn Mayes. Tiến sĩ A. John Rush, Giáo sư thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Singapore-Duke.

“Với sự tiến bộ của công nghệ trong y học cùng những phát hiện, hiểu biết sinh học mới, công việc của chúng tôi là sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thêm về các khả năng xét nghiệm theo hướng phân nhóm bệnh trầm cảm trong tương lai” - Tiến sĩ Jha, Trợ lý giáo sư về Tâm thần học chia sẻ.

Tài liệu tham khảo:

"Blood test unlocks new frontier in treating depression", Medicalxpress, March 29, 2017.

Lược dịch Huỳnh Dũng

Biên tập Biomedia Việt Nam

Các bài viết cùng chủ đề

Tìm ra cách mới đo nồng độ protein phản ứng C trong máu giúp chẩn đoán, điều trị bệnh trầm cảm

Lần đầu tiên các bác sĩ có thể xác định được loại thuốc nào nào để kê toa chữa trị bệnh nhân mắc chứng trầm...