Hotline 247
04 6662 6362
 
Hà Nội
0968 378 899
 
Hồ Chí Minh
01289 777 888

Kéo dài tuổi thọ bằng hormone có chức năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể

BioMedia

Theo các nhà nghiên cứu tại Yale School of Medicine, một loại hormone đã kéo dài tuổi thọ chuột lên 40%, chúng được sản xuất bởi các tế bào đặc biệt nằm ở tuyến ức của cơ thể. Hormone đó chính là FGF21, nhóm nghiên cứu cũng cho thấy khi tăng lượng FGF21 này lên sẽ chống lại sự giảm chức năng miễn dịch.

Chức năng thông thường của tuyến ức đó là biệt hóa các tế bào lympho T cho hệ miễn dịch, khi có tuổi, tuyến ức này bị mỡ hóa và giảm dần chức năng của chúng. Điều đó là một trong những nguyên nhân làm tăng sự nhiễm trùng và bệnh ung thư ở người già.

Kết quả của nhóm đã chỉ ra rằng: lượng FGF21 ở tế bào biểu mô tuyến ức cao hơn nhiều lần so với ở gan, do đó, chúng có vai trò trong việc sản xuất các lympho T trưởng thành. Khi lượng FGF21 tăng, chúng sẽ bảo vệ tuyến ức khỏi bị mỡ hóa và làm tăng chức năng biệt hóa lympho T cho cơ thể. Ngược lại, khi giảm FGF21 thì tuyến ức bị thoái hóa nhanh chóng ở chuột già.

 
 

Hình 1: Sơ đồ quá trình FGF21 tác động lên tế bào mỡ

(a): FGF21 hoạt hóa thụ thể FGF receptor 1c isoform (FGFR1c) và phức hợp klothoβ (KLB).

(b): Sự hoạt hóa ở (a) tạo một đường truyền tín hiệu nội bào dẫn đến sự hoạt hóa peroxisome proliferation–activated receptor-γ (PPARG; PPARγ) and PPARG coactivator 1α (PPARGC1A; PGC-1α).

(c): PPARγ và PGC-1α là các nhân tố điều hòa phiên mã, sự hoạt hóa chúng là tăng cường phiên mã dẫn tới tăng cường sử dụng glucose, nâu hóa tế bào mỡ trắng, cảm ứng các phản ứng thải nhiệt và tăng cường các phản ứng oxy hóa.

Hình 2: Tế bào mỡ trắng và tế bào mỡ nâu

- Peroxisome proliferator-activated receptor gamma (PPAR-γ or PPARG) là một thụ thể nhân loại II, chúng được mã hóa bởi gene pparg.

- Nâu hóa mỡ trắng (Fat browning): tế bào mỡ (adipocyte) tồn tại dưới 2 dạng: tế bào mỡ trắng và tế bào mỡ nâu.

Tế bào mỡ trắng dự trữ năng lượng bằng các giọt mỡ lớn, trong khi tế bào mỡ nâu thì có giọt dầu nhỏ hơn nhiều, các tế bào này chuyên đốt cháy mỡ và sinh nhiệt. Do đó tế bào mỡ nâu tốt hơn và giúp cho cơ thể gọn gang hơn. FGF21 có vai trò chuyển hóa tế bào mỡ trắng thành tế bào mỡ nâu, quá trình này gọi là “ fat browning” (nâu hóa tế bào mỡ trắng).

Hướng nghiên cứu đã mở ra chiến lược mới: tăng FGF21 ở những người già hay người bị ung thư để tăng lượng lympho T, do đó làm tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các khối u.

Ngoài ra, lượng FGF21 tăng lúc mức calorie thấp, cho phép đốt cháy mỡ khi nồng độ glucose thấp. Chúng còn được nghiên cứu cho việc chữa trị tiểu đường loại 2 và bệnh béo phì.

Nguồn tham khảo:

1. http://www.sciencedaily.com/releases/2016/01/160112093545.htm

2.Science Businesse Xchange:

http://www.nature.com/scibx/journal/v6/n1/fig_tab/scibx.2013.1_F1.html#

3. National Institutes of Health:
http://directorsblog.nih.gov/2013/03/26/brown-fat-white-fat-good-fat-bad-fat/

Dịch giả Nguyễn Cao Thắng

Các bài viết cùng chủ đề

Kéo dài tuổi thọ bằng hormone có chức năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Theo các nhà nghiên cứu tại Yale School of Medicine, một loại hormone đã kéo dài tuổi thọ chuột lên 40%, chúng được sản xuất...

Đã tìm thấy câu trả lời vì sao chúng ta ít khi bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn

Một nghiên cứu mới đây tại ĐH Aarhus đã tìm thấy cơ chế hoạt động khác của hệ miễn dịch, trả lời cho câu hỏi...

Kháng thể (Phần 2)

Xem bài: Kháng thể (Phần 1) tại đây Các ứng dụng trong y học 1. Chẩn đoán bệnh và liệu pháp điều trị bệnh Sự phát...